Nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm (cho heo ăn thức ăn tạp)

This page is also available in English and Mandarin.

Ở nhiều nước, người ta dùng thức ăn thải bỏ làm nguồn thức ăn rẻ tiền để nuôi heo. Tuy nhiên, sử dụng loại thức ăn này là điều rất nguy hiểm.

Nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm là cho heo ăn thức ăn dư thừa hoặc thức ăn thải bỏ có thịt hoặc đã tiếp xúc với thịt.

Nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm thì bị cấm ở Úc, vì đây là nguyên nhân gây ra các đợt bộc phát dịch bệnh động vật nghiêm trọng ở nước ngoài.

Nguy cơ xảy ra do nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm

Nguy cơ xuất phát từ bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh do vi-rút ngoại lai gây ra như Bệnh Lở Mồm Long Móng (FMD, Foot and Mouth Disease) và Dịch tả Heo Cổ điển (Classical Swine Fever). Những bệnh này rất dễ dàng lây lan khi cho heo ăn thịt hoặc các sản phẩm thịt bị nhiễm mầm bệnh có thể đã được nhập khẩu từ quốc gia đang có các bệnh đó.

Việc cho rằng thịt hoặc các sản phẩm thịt trong thức ăn thải bỏ của quý vị là an toàn trong vấn đề này là điều không thể chấp nhận được.

Nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm đã khởi đầu đợt bộc phát Bệnh Lở Mồm Long Móng tai hại ở Anh vào năm 1967 và năm 2001, và ở Nam Phi vào năm 2000. Hành vi này tiếp tục là yếu tố phổ biến trong việc đưa Dịch tả Heo Châu Phi và Dịch tả Heo Cổ điển vào các quốc gia trước đây không có những bệnh này.

Do đó, nhiều quốc gia trên toàn cầu đã có quy định hoặc cấm nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm.

Hiện nay Úc không có FMD. Theo ước tính, một đợt bộc phát FMD xảy ra ở Úc có thể tác động đến nền kinh tế quốc gia lên tới 50 tỷ đô-la trong khoảng thời gian 10 năm.

Trong đợt bộc phát ở Anh năm 2001, hàng triệu thú vật đã bị giết chết để kiểm soát và diệt trừ bệnh.

Trước những nguy cơ có thể xảy ra, Bộ Nông nghiệp Victoria đã soạn thảo bộ tài liệu thông tin để giúp công chúng và các nhà sản xuất hiểu về những mối nguy hiểm của việc cho heo ăn thức ăn thải bỏ. Hầu hết các thông tin này nhắm vào những người có trang trại heo cỡ nhỏ hoặc những người nuôi heo như thú cưng.

Thức ăn nào bị cấm?

Thịt, các sản phẩm thịt và bất kỳ thức ăn nào khi được bày trên cùng một đĩa hoặc đã tiếp xúc với thịt đều là thức ăn heo bị cấm và không được phép cho heo ăn hoặc cung cấp để cho heo ăn.

Các sản phẩm sữa từ nước ngoài cũng bị cấm.

Thức ăn không được phép cho heo ăn bao gồm:

  • xà-lách và rau đã được bày chung với thịt.
  • các rác thải bỏ của tiệm thịt.
  • bánh nướng nhân thịt (pie), bánh ngọt (pasties), thực phẩm chế biến (deli) – bao gồm thịt xông khói, phô-mai (từ nước ngoài) và xà-lách có thịt.

Tại sao cho heo ăn thức ăn heo bị cấm lại nguy hiểm?

Thức ăn thải thải bỏ có thể có vi-rút gây bệnh cho động vật và những vi-rút này thường không bị tiêu diệt bằng cách làm lạnh, đông lạnh, nấu hoặc ướp muối (curing).

Các bệnh có thể lây lan qua khi cho heo ăn thức ăn thải bỏ có thịt động vật hữu nhũ và các sản phẩm chế biến từ sữa bao gồm Bệnh Lở Mồm Long Móng, Bệnh Dịch tả Heo Châu Phi, Bệnh Dịch tả Heo Cổ điển, Bệnh Aujeszky, Bệnh Mụn Nước ở Heo và Bệnh Viêm Dạ dày ruột Truyền nhiễm.

Úc rất may mắn không có những bệnh này và những bệnh ngoại lai khác có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và thương mại của chúng ta. Úc có luật kiểm dịch nghiêm ngặt, ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm động vật từ các quốc gia đã biết là có những bệnh này.

Hàng năm, cơ quan chức năng kiểm dịch tịch thu số lượng lớn sản phẩm động vật nhập lậu. Một số sản phẩm động vật nhập khẩu bất hợp pháp có thể lọt qua tuyến bảo vệ này mà không bị phát hiện.

Việc cấm cho heo ăn dùng thức ăn heo bị cấm tạo ra tuyến bảo vệ quan trọng thứ nhì bởi vì việc này ngăn chặn thực phẩm có thể bị nhiễm mầm bệnh tiếp xúc với động vật dễ bị bệnh.

Khi bị nhiễm vi-rút bệnh lở mồm long móng, heo sẽ tạo ra một lượng lớn vi-rút rất dễ lây lan sang các loài vật nuôi khác. Người ta tin rằng đợt bộc phát Bệnh Lở Mồm Long Móng ở Anh vào năm 2001 xuất phát từ việc cho ăn bằng thức ăn heo (thức ăn tạp nuôi heo) bị cấm.

Cho heo ăn thức ăn heo bị cấm hầu như là cách khiến cho vật nuôi ở Úc có thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh ngoại lai. Một đợt bộc phát bệnh ngoại lai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi và nền kinh tế Úc do mất thị trường trong nước và xuất khẩu có giá trị và tốn chi phí diệt trừ.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp thực phẩm, vận chuyển và tiêu hủy thức ăn thải bỏ

Các doanh nghiệp có chuẩn bị và bán thức ăn (ví dụ: nhà hàng, khách sạn, tiệm thức ăn nhanh, bệnh viện, trường học và các cơ quan khác) không được phép bỏ thức ăn thải bỏ theo bất kỳ cách nào khiến cho các thức ăn thải bỏ này có thể lại được sử dụng để cho heo ăn.

Tương tự, những người liên quan đến việc xử lý, vận chuyển và tiêu hủy thức ăn thải bỏ không được phép giải quyết thức ăn thải bỏ theo bất kỳ cách nào khiến các thức ăn thải bỏ này có thể lại được dùng để cho heo ăn. Nếu trái cây, rau hoặc bánh mì còn dư trên cùng một đĩa với các sản phẩm động vật hoặc sản phẩm phụ, thì không được cho heo ăn những thức ăn này.

Trách nhiệm của chủ chăn nuôi gia súc

Chủ sở hữu không được phép cho heo ăn thức ăn heo bị cấm. Điều này bao gồm thức ăn phế thải bỏ từ các hộ gia đình và từ các doanh nghiệp thực phẩm. Mặc dù một số người có thể nghĩ rằng thức ăn thải thải bỏ là nguồn thức ăn rẻ tiền, nhưng đây là hành vi nguy hiểm có thể gây rủi ro cho ngành chăn nuôi và toàn bộ nền kinh tế.

Người chăn nuôi heo cũng có nghĩa vụ pháp lý để xin Mã Nhận dạng Tài sản (PIC, Property Identification Code), bất kể họ có bao nhiêu con heo, để bảo đảm việc truy xuất nguồn gốc đầy đủ tất cả các vật nuôi khi có sự kiện bộc phát dịch bệnh xảy ra.

Các nhà chăn nuôi có thể xin PIC miễn phí bằng cách gọi cho chúng tôi số 1800 678 779 trong giờ hành chính hoặc trực tuyến tại agriculture.vic.gov.au.

Trách nhiệm của công chúng

Các bệnh ngoại lai nhập vào Úc có thể xảy ra qua việc nhập khẩu trái phép các sản phẩm động vật bị cấm.

Người đi du lịch không nên mang sản phẩm động vật vào nước này. Nếu không biết chắc, hãy khai báo các mặt hàng với nhân viên kiểm dịch tại chốt nhập cảnh.

Hình phạt đối với việc nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm

Tại Úc có những luật lệ nghiêm ngặt liên quan đến việc thu gom, tồn trữ, xử lý và bỏ thực phẩm thải bỏ.

Những người bị kết tội nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm ở Victoria có thể bị phạt tới 19.028 đô-la theo Đạo luật Kiểm soát Bệnh Gia súc năm 1994 (Livestock Disease Control Act 1994).

Hình phạt tương tự áp dụng với người cung cấp thức ăn heo bị cấm cho người khác và biết rằng thức ăn này được dùng để nuôi heo.

Có thể cho heo ăn những gì?

Có thể cho heo ăn khẩu phần thương mại đã chế biến, ngũ cốc, trái cây và rau cải bỏ từ các chợ, bánh mì không có bất kỳ nguyên liệu thịt nào hết (ví dụ: thịt xông khói hoặc giăm-bông), sữa, sản phẩm sữa hoặc sản phẩm phụ (nếu hai loại sau có nguồn gốc từ nhà máy hoặc cơ sở chế biến sữa được cấp phép theo Đạo luật Sữa 2000 (Dairy Act 2000).

Cho heo ăn rau, trái cây hoặc bánh mì thải bỏ đã tiếp xúc với thịt hoặc nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật hữu nhũ là không chấp nhận được.

Nếu không biết chắc, đừng cho heo của quý vị ăn thức ăn phế thải bỏ.

Để bảo đảm sức khỏe cho heo của quý vị, tốt nhất là nên cho heo ăn theo chế độ ăn cân bằng và có những thức ăn thương mại cụ thể đã chế biến để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng.

Đọc thêm về sức khỏe và an sinh heo.

Thông tin dành cho người chăn nuôi heo cỡ nhỏ, người nuôi vì sở thích và những người nuôi heo làm thú cưng

Đừng cho heo của quý vị ăn thịt, các sản phẩm thịt, một số sản phẩm sữa hoặc bất cứ thứ gì đã tiếp xúc với thịt.

Tờ thông tin về thức ăn heo bị cấm dành cho chủ chăn nuôi cỡ nhỏ và chủ nuôi heo như thú cưng (WORD - 232.9 KB)

Thông tin dành cho các tiệm thức ăn

Bộ Nông nghiệp Victoria đã soạn thảo thông tin cho các tiệm thức ăn để giúp bảo đảm họ biết về các hạn chế xoay quanh việc bỏ thức ăn thải bỏ:

Tờ thông tin về thức ăn heo bị cấm dành cho tiệm thức ăn (WORD - 185.4 KB)

Bỏ thức ăn thải bỏ một cách có trách nhiệm

Các doanh nghiệp có chuẩn bị và bán thức ăn (ví dụ: nhà hàng, tiệm bánh, khách sạn, tiệm thức ăn nhanh, bệnh viện), có trách nhiệm về mặt pháp lý để bỏ thức ăn thải bỏ một cách thích hợp.

Cung cấp cho ai thức ăn thải bỏ bị cấm cho heo ăn là bất hợp pháp. Sẽ bị phạt nặng.

Nếu biết có thể trường hợp nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm xảy ra, quý vị phải ngừng cung cấp (nếu có trường hợp đó) và lập tức trình báo các hoạt động sau đây cho Bộ qua số 136 186 hoặc gửi email về FoodOutletRep@ecodev.vic.gov.au.

Nhân viên Y tế Môi trường

Bộ Nông nghiệp Victoria đang hợp tác với Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (thông qua các Nhân viên Y tế Môi trường) và các hội đồng thành phố địa phương trên cơ sở thường trực để nâng cao tầm nhận thức về nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm, đặc biệt nhắm vào các cơ sở thực phẩm được cấp phép có khả năng cung cấp thức ăn heo bị cấm cho các nhà chăn nuôi heo.

Nhân viên Y tế Môi trường kiểm tra các tiệm thức ăn để bảo đảm rằng các cửa hàng này không cung cấp thức ăn heo bị cấm khi thường xuyên thanh tra các tiệm thức ăn và hướng dẫn các doanh nghiệp này về những nguy cơ và luật pháp liên quan đến điều đó.

Muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng đọc Đối phó với Nguy cơ cho heo ăn Thức ăn Tạp thông qua các Nhân viên Y tế Môi trường (Managing the Swill Feeding Risks through Environmental Health Officers).

Thông tin thêm

Muốn biết thêm thông tin về việc nuôi heo bằng thức ăn heo bị cấm và các bệnh ngoại lai, hãy liên lạc với Nhân viên Sức khỏe Động vật (Animal Health Officer), Nhân viên Thú y Khu vực (District Veterinary Officer) trực thuộc Bộ hoặc liên lạc với Bộ Nông nghiệp Victoria qua số 136 186.

Page last updated: 31 Jan 2024